Chào mừng bạn đến với blogger của mình [...]

-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

8 tháng 6, 2016

Đề thi thpt quốc gia 2016 sẽ khó hơn?

Theo dữ liệu thống kê của Bộ GD về kỳ thi thpt quốc gia năm đầu tiên thì có hơn 68.700 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 và khoảng 40.000 bài thi có điểm thi dưới 1 (Tức là bị điểm liệt) và trong 5 năm gần đây đây là năm có số lượt trượt tốt nghiệp cao nhất.

Tuy nhiên đối với thí sinh có điểm số cao năm nay xu hướng tăng rõ rệt. Chúng ta cùng xem bảng thống kê Bộ GD cho tất cả 8 môn thi có điểm số từ 7 điểm trở lên ở các cụm đại họcDe thi thpt quoc gia 2016 se kho hon?
Ảnh chụp thống kê điểm thi từ 7 điểm đến 10 của cụm thi ĐH - Nguồn BGD)
Chính vì điều đó Thứ trưởng Bộ GD Nguyễn Vinh Hiển đã cho biết về sự thay đổi cho đề thi thpt quốc gia 2016 ngay sau khi ban hành thông tin quan trọng về quy chế tuyển sinh 2016 như sau: "Đề thi năm 2016 ẽ xem xét tăng cường câu hỏi ở mức vận dụng cao, đảm bảo độ phân hóa tốt hơn so với năm 2015 để các trường yên tâm sử dụng kết quả thi làm căn cứ tuyển sinh nhưng không có ảnh hưởng khác đến kết quả xét tốt nghiệp THPT so với năm 2015"- 
Trong buổi góp ý tổng kết kỳ thi thpt quốc gia năm đầu tiền Đại biểu đầu cầu GD tỉnh Nghệ cũng như theo Ông Nguyễn Kim Sơn - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia thì cho rằng cần phải phân hóa đề thi rõ ràng hơn nữa. Và rất nhiều đại biểu tham dự Hội thảo thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ngày 28/10/2015) đã đề xuất tách riêng thi thpt quốc gia và đại học ra để các trường ĐH-CĐ có sự lựa chọn tốt hơn học sinh.
Đồng tình trên TS. Võ Thế Quân - Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trung tâm Sáng tạo Việt, Hội Khuyến học Việt Nam, đồng thời hiện là Hiệu trưởng Trường Phổ thông Đông Đô (Hà Nội), cho biết, đề thi THPT quốc gia cần phải ra theo hướng phân hóa cao hơn nữa thì mới có thể đánh giá và chọn được những học sinh có trình độ học tiếp lên đại học.
Hiện đề thi 2015 gồm 2 phần chiếm tỷ trọng 50 - 50, một phần cơ bản dành cho thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT, một phần nhằm phân hóa học sinh để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Theo TS. Võ Thế Quân, tỷ trọng này là chưa hợp lý, đặc biệt với môn Ngữ văn thì tỷ trọng này chưa nói lên được gì nhiều. Nếu có thể đề thi cần nâng lên tỷ trọng là 40 - 60, trong đó 40% là các câu hỏi dễ, 60% là các câu hỏi khó hơn, thậm chí là 30% các câu hỏi dễ, 70% các câu hỏi khó hơn.
Chính vì thế rất nhiều ý kiến từ các giáo viên cũng như từ các Trường Đại học đề xuất Bộ giáo dục cần phải tăng cường độ phân hóa ở tầm điểm 7,8,9 và 10 mức độ khó hơn còn các mức điểm từ 6 điểm trở xuống vẫn duy trì hoặc có thể dễ hơn để phân hóa học sinh khá, giỏi được tốt hơn. Đồng thời không ảnh hưởng tới đối tượng học sinh thi chỉ có mục đích xét tuyển tốt nghiệp thpt.
Do vậy một điều dường như chắc chắc là các câu hỏi kiểm điểm 7,8,9,10 trong đề thi thpt quốc gia 2016 sẽ có mức độ khó hơn đề thi thpt quốc gia 2015. 

28 tháng 5, 2016

3 câu chuyện xúc động về gia đình bạn nên đọc 1 lần trong đời

Đôi khi trên đường đời miết mải, ta quên bẫng đi mất một thứ quan trọng hơn hết thảy mọi thứ, đó là gia đình. Dưới đây là 3 câu chuyện có thể khiến trân trọng hơn gia đình của mình.

Câu chuyện thứ nhất: Hãy Làm Điều Gì Đó Trước Khi Quá Muộn Màng
Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

Bài học: Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé.

Câu chuyện thứ hai: Chỉ năm phút nữa thôi


CHA VA CON


Ở một công viên nọ, một người phụ nữ ngồi cạnh một người đàn ông trên một băng ghế gần sân chơi. “Con trai tôi đó,” người phụ nữ chỉ vào một cậu bé đang chơi cầu trượt vận chiếc áo len màu đỏ. “Cậu bé nhìn mới đáng yêu làm sao” người đàn ông nói. “Còn kia là con gái của tôi, cô bé đang chạy xe đạp vận một cái đầm màu trắng đấy.”

Sau đó, người đàn ông nhìn vào đồng hồ và gọi cô bé. “Con chơi xong chưa Melissa?”. Melissa nài nỉ, “5 phút nữa thôi nha bố. Nha? Chỉ 5 phút thôi.” Người đàn ông gật đầu và cô bé lại tiếp tục chơi đùa cùng chiếc xe như cô đã mong muốn. Thời gian trôi qua và người đàn ông lại gọi con gái của mình: “Đi được chưa con?” Melissa lại nài nỉ, “Chỉ 5 phút nữa thôi nha bố. 5 phút thôi mà.” Người đàn ông lại mỉm cười và nói, “Được rồi

“Ông quả thật là một con người kiên nhẫn.”, người phụ nữ nói. Người đàn ông mới tiếp lời, “Tommy, anh trai của con bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông vì một gã tài xế say xỉn khi nó đang đạp xe ở một chỗ khá gần nơi này. Tôi đã không dành nhiều thời gian cho Tommy và bây giờ tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để có được 5 phút ở cạnh nó. Tôi đã thề sẽ không lặp lại sai lầm đó với Melissa. Con bé cứ nghĩ nó may mắn có thêm 5 phút để chơi. Nhưng sự thật đúng ra phải là, tôi mới là người may mắn khi có được thêm 5 phút để nhìn ngắm con bé hạnh phúc.

Bài học: Cuộc sống luôn cần những lần đánh đổi và sự ưu tiên lớn lao nhất luôn luôn phải là gia đình. Hãy tận dụng thời gian quý báu của mình với những người mình thương yêu nhất bạn nhé.

Câu chuyện thứ ba: Cha Ơi, Đến Khi Nào Thì Ngón Tay Con Sẽ Mọc Lại

Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.

Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết.

“Con yêu cha.”

Bài học: Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.


                                                                 ...............( Tranphu89 )...............

27 tháng 5, 2016

Hãy làm ngay những điều này khi cha mẹ vẫn còn

Cổ nhân có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên” là có ý nói rằng trong trăm việc thiện thì việc hiếu là đứng đầu. Con cái hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người được lưu truyền từ xưa đến nay.

Ở thời đại nào thì đạo lý này cũng là bất biến. Hiếu thảo với cha mẹ thực ra không phải thể hiện ở những việc làm cao xa hay đòi hỏi phải có tiền bạc mà đôi khi nó thể hiện ở ngay những việc làm nho nhỏ hàng ngày. Dưới đây xin đưa ra 28 điều mà người con nên làm với cha mẹ để báo hiếu cha mẹ ngay khi cha mẹ còn ở trên cõi đời này. Cho dù bạn chỉ có hai bàn tay trắng mà làm được một số điều dưới đây thì cũng đã khiến cha mẹ bạn cảm thấy ấm lòng.

1. Nhớ chúc mừng cha mẹ khi đến ngày sinh nhật của họ

2. Hãy thường xuyên thăm hỏi cha mẹ hơn một chút

3. Nếu có điều kiện hãy đưa cha mẹ đi thăm khám sức khỏe

4. Chụp ảnh cho cha mẹ nhiều hơn

5. Đừng bực bội khi thấy cha mẹ “dài dòng”

6. Có điều kiện hãy đưa cha mẹ đi chơi đây đó

7. Nếu cha hoặc mẹ độc thân, hãy tìm cho họ một người bạn phù hợp

8. Hãy tâm sự với cha mẹ thường xuyên hơn

9. Khi cha mẹ già rồi hãy nhớ làm đồ ăn mềm hơn nhé!

10. Giữ ấm cho cha mẹ khi trời rét
công cha nghia me


11. Nếu có điều kiện, bạn hãy học một chút kiến thức về dưỡng sinh rồi hướng dẫn cha mẹ

12. Hãy đưa người mà bạn thương yêu về nhà nhiều hơn

13. Hãy rửa chân (hay gội đầu, cắt móng tay, đấm lưng) cho cha mẹ ít nhất 1 lần/1 năm

14. Cần nhớ cha mẹ thích ăn nhất món gì

15. Cố gắng đảm bảo cơ bản nhất vấn đề ăn, ở, mặc cho cha mẹ

16. Có điều kiện hãy ghi âm lại những câu chuyện mà cha mẹ kể

17. Một lòng chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ bị ốm, đừng biện lý do nào để thoái thác

18. Có thể chia sẻ quyết định quan trọng của mình cho cha mẹ

19. Hãy nghe cha mẹ trút bỏ bực tức, cởi bỏ khúc mắc cho cha mẹ

20. Đừng để cha mẹ phải chứng kiến sắc mặt “khó coi” của mình

21. Nếu đã lập gia đình, hãy đối xử tốt với nhau bởi vì cha mẹ rất đau lòng khi con cái bất hòa

22. Vợ chồng không nên cãi nhau trước mặt cha mẹ

23. Hãy ủng hộ sở thích của cha mẹ, tôn trọng lựa chọn của cha mẹ

24. Nếu phù hợp, hãy giúp cha mẹ hoàn thành ước mơ khi còn trẻ

25. Hãy cùng cha mẹ đi dạo bộ hoặc rèn luyện thể dục

26. Nếu có điều kiện thi thoảng hãy đưa cha mẹ đi xem phim hay cho cha mẹ thể nghiệm một lần công nghệ mới

27. Nếu bạn tín ngưỡng Phật Pháp hãy giới thiệu đến cha mẹ mình

28. Hãy yêu thương hết thảy mọi ngườicha con
Hiếu thuận, phụng dưỡng cha mẹ dù chỉ một ngày, dù chỉ là một ánh mắt hay một câu trấn an cũng đủ để cha mẹ vui mừng ấm áp mãi không thôi…

26 tháng 5, 2016

Con biết mình sai rồi mẹ ơi,con xin lỗi ba,con xin lỗi mẹ...!

"Tình Cha bao la như núi cao ngang trời , Tình Mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông , Chỉ mong cho ta lớn khôn nên người , Chỉ mong nhìn thấy nụ cười của ta , ""


Con trai lớn rồi,20 tuổi rồi mà vẫn làm ba mẹ buồn,vẫn làm ba mẹ lo lắng nhiều?Con bất hiếu quá phải không mẹ?con thật là vô tâm quá phải không ba ?Lâu nay con mãi vùi dập thân con trong cơn đau ấy mà quên rằng mình vẫn còn có ba và có mẹ,từng ngày yêu thương con vô bờ bến.Ba mẹ từng ngày mong con lớn khôn,con khỏe mạnh và tìm thấy cho mình thì ba mẹ mới thật sự vui lòng.Chiều này vô tình nghe câu hát từ xa vọng lại ....
''Tình Cha bao la như núi cao ngang trời , 
Tình Mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông ,
Chỉ mong cho ta lớn khôn nên người , 
Chỉ mong nhìn thấy nụ cười của ta "
Làm con rơi nước mắt,con biết mình là đứa con không tốt,có người nói con(nước mắt cứ rơi)  còn ba mẹ là một may mắn đó,nên :"Phải sống thế nào để ba đừng buồn ,Phải sống thế nào để Mẹ được vui ...như vậy mới xứng đáng kiếp làm con
vậy mà khiến cho ba mẹ buồn nhiều.Vì lo lắng cho con mà ba mẹ phải chống chọi nỗi đau tinh thần,nhìn thấy những giọt nước mắt rơi xuống mà.................. ,Con thật là ích kỷ,con chỉ biết tới bản thân con,mà không biết ba mẹ đau buồn vì con đến nhường nào ,nhìn những giọt nước mắt của mẹ mà con thấy ân hận vô cùng,con biết mình sai rồi mẹ ơi,con xin lỗi ba,con xin lỗi mẹ...con không thể chịu được cơn đâu tinh thần này, cúi xuống,lâu những giọt nước mắt đang tuôn rời,con biết mình có lỗi với những đấng sinh thành của mình..
tinh-tra-nghia-me

Ngồi viết những dòng thư này,con khóc vì con biết mình có lỗi,con thật lòng xin lỗi vì con đã quên mất con còn có ba mẹ yêu thương và bên con.... giờ con chỉ mong ước 1 điều thôi,là ba mẹ có đủ sức khỏe sống bên anh em con mãi mãi...Con thật lòng xin lỗi vì đã làm ba mẹ buồn,hãy thứ lỗi cho con ,con trai nợ ba mẹ quá nhiều ....cầu cho ba mẹ sống đồi bên con ....

Những đạo lý hay khiến con người ta trở thành những người tốt, độ lượng hơn, đáng kính hơn.

1. Đừng đánh giá thấp bất kỳ ai
Mỗi người đều có điểm mạnh của mình, không ai hoàn toàn là “đồ vô dụng” cả. Cho nên, đừng đánh giá thấp người khác để phải hối hận!

Bớt phóng túng tính tình của bản thân, thường xuyên bảo trì tâm thái bình tĩnh, bởi vì khi bị kích động con người sẽ làm ra rất nhiều sự tình gây hậu quả không thể vãn hồi được.

2. Nên nhớ rằng, không có quá nhiều người quan sát bạn đâu nên đừng mệt mỏi như vậy!
Sống trên đời, hãy là một người đơn giản, đừng quá sa vào tưởng tượng. Bởi vì hoang tưởng sẽ khiến bạn luôn “lo sợ không đâu”.

3. Điềm đạm với người khác

Đừng tùy ý phát giận với người khác và sự tình nào đó. Bởi vì, sự tức giận chỉ đem lại kết quả xấu và không mong muốn mà thôi! Hãy bình tĩnh, điềm đạm và ôn hòa, bạn mới tìm ra cách giải quyết tốt nhất!
cuoc-song

4. Nỗi khổ chỉ là một chút thoáng qua

Kỳ thực, trong cuộc sống rất nhiều khi chúng ta cảm thấy mình quá khổ, càng nghĩ khổ, chúng ta lại càng chìm đắm trong đó. Nhưng khi quay đầu lại nhìn, bạn sẽ phát hiện ra rằng, thống khổ chỉ là một chút thoáng qua. Học được “buông”, cuộc sống mới vui vẻ. Khi bạn nắm giữ càng chặt thì càng không có cách nào tự kiềm chế bản thân. Học được cảm ơn, thuận theo tự nhiên và nhớ rõ nguyên tắc “nhân quả”, bạn sẽ sống được tự tại.

5. Mỗi người đều là một cá nhân độc lập, không có ai sẽ không sống nổi khi rời xa một người nào đó!
Đừng bao giờ đánh giá mình quá cao, là trung tâm trong một tập thể. Bởi vì khi bạn rời khỏi họ, bạn sẽ phát hiện ra rằng, không có mình, mọi người vẫn sống cuộc sống bình thường. Ngược lại, cũng đừng đề cao quá một ai, bởi vì khi không ở bên cạnh họ, bạn cũng sẽ không vì thế mà không thể sống nổi! Hãy nghĩ thoáng hơn và nhìn xa hơn, bạn sẽ sống được thoải mái hơn!
6. Người làm tổn thương mình cũng rất đáng thương bởi vì họ cũng bị áp lực thúc đẩy, không tự chủ được bản thân

Bên trong mỗi người đều có nổi khổ riêng không muốn người khác biết đến. Hãy mỉm cười và chúc phúc cho người mà bạn không thích! Đối với người mà bạn yêu thương, hãy chân thành đối đãi là được rồi!

Người xưa thường nói: “Người đang làm, trời đang nhìn“, ẩn sâu bên trong đều là có nhân quả an bài. Hãy bảo trì tâm tính lương thiện đối đãi người khác, luôn nhắc nhở bản thân mình làm người lương thiện. Bạn nhất định sẽ có một tương lai tươi sáng!

Kì thi đánh giá năng lực: Hạn chế tình trạng học tài, thi phận

I. Kì thi đánh giá năng lực: Hạn chế tình trạng học tài, thi phận

Bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN là kiểu bài thi giúp phân loại trình độ, năng lực giữa các thí sinh với nhau. Phổ điểm lý tưởng của bài thi theo hình thức thi này là hình “quả chuông” hay theo phân phối chuẩn, thể hiện sự phân loại rõ ràng các nhóm trình độ (rất kém - kém - trung bình - khá - giỏi - rất giỏi).

Các phổ điểm nếu có dạng chuẩn sẽ phản ánh tính phân hóa cao của đề thi. Những người ra đề có kinh nghiệm sẽ kiểm soát và dự tính được độ dốc của quả chuông trước khi kỳ thi bắt đầu. Đồ thị phổ điểm có thể thoai thoải hoặc rất dốc. Nếu đồ thị càng dốc thì tỷ lệ chọn giữa các thí sinh sẽ càng cao vì số lượng chỉ tiêu trúng tuyển sẽ ít hơn nhiều so với lượng thí sinh tham dự.

Quay lại kết quả phân tích điểm thi của ĐHQGHN, với bài thi ngoại ngữ, thống kê cho thấy: Tổng số thí sinh đạt từ 40 điểm trở lên là 75,3% (trên tổng điểm 80). Điểm trung bình là 48,8 điểm trong đó điểm phổ biến mà thí sinh đạt được là 51 điểm. Chỉ có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 80/80 điểm và 1 thí sinh đạt 79/80 điểm.

Tỷ lệ thí sinh dưới 40 điểm là 24,55%; từ 40 điểm đến dưới 50 điểm (26,3%); từ 50 đến dưới 60 điểm (27%); từ 60 điểm đến dưới 70 điểm (18,2%); từ 70 điểm trở (3,61%).
Phổ điểm bài thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2016 không có sự khác biệt với năm trước, đều có phân bố chuẩn, cân đối cả hai phía.
Phổ điểm bài thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2016 không có sự khác biệt với năm trước, đều có phân bố chuẩn, cân đối cả hai phía.

Với bài thi đánh giá năng lực, thống kê cho thấy: Điểm trung bình của toàn bộ thí sinh là 75,2 (trên tổng là 140). Tổng số thí sinh đạt từ 70 điểm trở lên là 64,82%, trong đó điểm phổ biến mà thí sinh đạt được là từ 64-87 điểm. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 124/140 điểm.

Dưới 70 điểm có 34,91% thí sinh; từ 70 điểm đến dưới 80 điểm (26,9%); từ 80 đến dưới 90 điểm (21,93%); từ 90 điểm đến dưới 100 điểm (11,49%); từ 100 điểm đến dưới 110 điểm (3,7%); có 300 thí sinh đạt từ 110 điểm trở lên.

Kết quả phân tích điểm cho thấy phổ điểm bài thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2015 và đợt 1 năm 2016 hầu như không có sự khác biệt, phổ điểm của cả hai năm đều có phân bố chuẩn, cân đối cả hai phía.

Trong đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực năm 2016, số câu hỏi được bổ sung vào ngân hàng đề thi của ĐHQGHN đã tăng gấp đôi so với năm 2015, lên đến 8.000 câu. Tuy nhiên, phổ điểm bài thi đánh giá năng lực không có sự khác biệt đáng kể nào giữa năm 2015 và 2016 cho thấy bài thi có mức độ phân hóa tốt, khẳng định sự chuẩn hóa, chính xác của bộ đề thi.

TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học đánh giá: “Phổ điểm đẹp của kỳ thi đánh giá năng lực là kết quả của thực tế kiểm định khả năng của các em qua các kỳ thi thạc sĩ, lớp chất lượng cao mà ĐHQGHN đã tiến hành áp dụng thí điểm nhiều lần trước đó. Khi đó, mức độ khó dễ của đề thi sẽ khách quan chứ không phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của người ra đề nữa”.

Việc phân loại tốt thí sinh, đánh giá đúng năng lực sẽ là cơ sở đáng tin cậy để ĐHQGHN tuyển chọn được những thí sinh chất lượng một cách công bằng và khách quan nhất mà không lo bỏ lọt thí sinh “học tài thi phận”.

Kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh đại học chính quy đợt 1 năm 2016 của ĐHQGHN diễn ra từ ngày 5-15/5 với 21 điểm thi, 14 ca thi và 180 phòng thi.

Với bài thi ngoại ngữ, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 15.842, số thí sinh dự thi là 15.443, đạt 97,4%.

Với bài thi đánh giá năng lực, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 52.850, số thí sinh dự thi là 51.131, đạt 97,1%.
Tin mới nhất 247

24 tháng 5, 2016

Tại sao giáo viên “quay lưng” với Thông tư 30?

 Đã hai năm đi vào trường học nhưng đến nay Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học vẫn bị phần lớn giáo viên “quay lưng” cho dù hơn ai hết họ hiểu rõ tính nhân văn cùng tư tưởng giáo dục hiện đại của thông tư.

Một thời gian dài giáo dục chúng ta quay cuồng vì điểm số, so đo từng con số sau dấu chấm phẩy của những đứa trẻ mới bập bẹ đến trường. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của Thông tư 30 về bỏ chấm điểm ở học sinh tiểu học càng thể hiện được giá trị nhân văn, vì học trò. Các em đến lớp không còn phải ám ảnh bởi những con số bằng bút đỏ tươi rói trong vở bài tập, ở những bài kiểm tra. Các em không soi nhau được mấy điểm để rồi có học sinh kiêu hãnh tự hào nhưng cũng có em e dè giấu vở đi.
Thông tư 30 áp dụng trong trường học nhưng giá trị lớn nhất lại dành cho phụ huynh. Bố mẹ không còn cơ hội để tra khảo, hỏi han về điểm số có thể làm tổn thương con trẻ. Niềm vui, nỗi buồn của con trẻ khi đến trường không còn bị phụ thuộc và quyết định ở những con số. Việc đến trường của học trò tiểu học có nhiều điều cần được bố mẹ chia sẻ hơn như tiết học có vui không, cô giáo hôm nay dạy thế nào, trẻ có cãi nhau với bạn không…
Thông tư 30 về đánh giá học sinh bằng nhận xét vẫn bị giáo viên quay lưng sau hai năm thực hiện
Thông tư 30 về đánh giá học sinh bằng nhận xét vẫn bị giáo viên quay lưng sau hai năm thực hiện
Có bà mẹ ở TPHCM kể, con gái chị học lớp 3 từng muốn chết đi vì xấu hổ chỉ vì bài kiểm tra chỉ được 7 điểm. Bố mẹ phải động viên mãi cháu mới lấy lại tinh thần với điều kiện, bố mẹ phải cho tiền mua quà đến lớp tặng các bạn để các bạn khỏi nhắc đến… điểm 7 của mình.
Điểm số hành hạ tinh thần, tâm hồn con trẻ đến méo mó, lệch lạc. Điểm số không có tội và là một thước đo định lượng cụ thể nhưng điểm số của chúng ta lâu nay mang quá nhiều áp lực và kỳ vọng từ người lớn. Và cũng chính người lớn dễ “nhúng tay” để làm méo điểm số của trẻ nhỏ.
Việc bỏ chấm điểm đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, đó là một xu thế giáo dục hiện đại không thể phủ nhận. Ban đầu, khi Thông tư 30 vừa đưa vào nhà trường, nhiều giáo viên còn ngờ ngợ nhưng rồi hơn ai hết họ hiểu rõ tính nhân văn của việc đánh giá học sinh bằng nhận xét. Tinh thần, giá trị của thông tư đòi hỏi người thầy sát sao, quan tâm, theo dõi học sinh theo lộ trình chứ không chỉ cho điểm là xong.
Áp lực về sĩ số học sinh...
Áp lực về sĩ số học sinh...
Và về hồ sơ sổ sách không được tháo gỡ triệt để là những rào cản trong việc thực hiện Thông tư
Và về hồ sơ sổ sách không được tháo gỡ triệt để là những rào cản trong việc thực hiện Thông tư
Nhưng rồi chính đội ngũ giáo viên lại quay lưng lại với Thông tư. Họ rối bời, hoảng loạn rồi chán chường với hàng núi công việc để hoàn thành cái gọi là… đánh giá theo thông tư. Thay vì dành thời gian để tìm tòi, học hỏi những kiến thức, phương pháp mới, nhiều giáo viên cặm cụi ghi ghi chép chép lời đánh giá học trò; thay vì soạn những bài giảng hay nhiều nhà giáo tranh thủ ghi em này thế nào, em kia ra sao. Thậm chí lên lớp thay vì tập trung vào bài giảng, có giáo viên phải mặc kệ học sinh… để đánh giá cho xong. Giờ ra chơi thay vì giao lưu, trò chuyện, hỏi han đồng nghiệp, con trẻ các cô lại… ôm tập hồ sơ, sổ sách ghi ghi chép chép.
Thời gian để “xử lý” Thông tư chiếm hết thời gian của họ dành cho chuyên môn, cho học trò.
Sự rối bời này đã xuất hiện và được nhắc đi nhắc lại ngay từ ngày đầu khi Thông tư vào trường học chứ không phải phát sinh trong quá trình thực hiện. Vậy nhưng không được giải quyết thấu đáo. Sĩ số lớp 40 - 50 học sinh, có có giáo viên dạy đến trên ngàn em, có người thừa nhận mình nhận xét, đánh giá mà chẳng biết học sinh đó thế nào. Những mỹ từ vô thưởng vô hại được giáo viên tận dụng triệt để để đánh giá học sinh.
Không cho điểm, giảm áp lực bằng con số cho học sinh nhưng đổi lại, các em đón nhận từ giáo viên điều đáng sợ hơn: những lời nhận xét vô hồn, vô cảm.
Thông tư được khen hay, tốt nhưng không ai chỉ rõ cho giáo viên cần thực hiện việc đánh giá, nhận xét, quan tâm hàng trăm, hàng ngàn học sinh bằng cách nào với lô lốc hồ sơ sổ sách đi kèm. Nghề giáo có thể tư duy, sáng tạo, có trăm phương ngàn kế cho một vấn đề nhưng… họ đã phải đầu hàng với thực hiện đánh giá bằng nhận xét trong điều kiện thực tế không cho phép. Sĩ số học sinh đông, áp lực hồ sơ sổ sách, giáo viên đang phải gánh đủ việc ngoài chuyên môn là… điều nhà giáo không tự thay đổi được.
Cải cách, đổi mới chỉ có thể thực hiện khi tháo gỡ dần các khó khăn, tồn tại, đi từng bước từ dưới lên chứ không phải cứ phải “đánh úp” lên đầu giáo viên là xong. Những đề án giáo dục, những cải cách, đối mới có hay đến mấy, có tiên tiến đến mấy cũng không thể đạt hiệu quả khi thiếu tính khả thi.
Như một chiếc áo đẹp, bó sát, không có độ co giãn chắc chắn sẽ bung chỉ, sứt tà khi người mặc phình ra. Chiếc áo đẹp nhưng không vừa, không phù hợp và cũng không tìm cách chỉnh sửa liệu có nên cố mặc?